Khi nhóm bị "Thay tên đổi họ"
Trần Thị Thùy Ngân,ịtrụclợitrênFacebooknhưngkhônghềbiếbảng tuần hoàn hóa học sinh viên Trường ĐH Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi), cho biết từng tham gia một nhóm có hơn 2 triệu thành viên, chuyên đăng tải những kiến thức về ẩm thực. Ngân thường chia sẻ những bài viết hướng dẫn nấu ăn của nhóm này về trang cá nhân.
"Nhưng sau đó mình phát hiện nhiều nội dung mà nhóm ấy từng đăng đã bị xóa. Nhóm cũng chỉnh sửa thông tin. Tên cũ không còn. Thay vào đó là tên của một công ty chế biến sản xuất gia vị thực phẩm", Ngân nói.
Đỗ Thị Thu Quyên, sinh viên Trường ĐH Văn Hiến, kể mình từng là thành viên của một nhóm học tiếng Nhật. Đây là nơi mà các thành viên giao lưu, học hỏi, chia sẻ cách học tiếng Nhật hiệu quả. Tuy nhiên, tham gia được 3 tháng, Quyên bất ngờ khi nhóm có trên 600.000 thành viên ấy đã đổi tên thành trung tâm dạy tiếng Nhật và chuyên dịch vụ làm hồ sơ du học tại xứ sở hoa anh đào.
Đặng Thị Mỹ Thanh, học sinh Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Q.Tân Bình, TP.HCM), cũng đã rơi vào trường hợp "khóc dở mếu dở". Theo đó, Thanh từng là thành viên của một nhóm hơn 700.000 người, chuyên chia sẻ những điều thầm kín của giới trẻ. Cộng đồng này đã giúp Thanh có thêm nhiều kiến thức về giáo dục giới tính và những người bạn mới.
Những nhóm trên Facebook không phải vô tình, ngẫu nhiên mà có. Hầu hết đều được tạo ra với nhiều mục đích khác nhau nhằm đem lại những giá trị cho quản trị viên. Trong đó, giá trị lớn nhất có lẽ là tiền.
Ông Nguyễn Hữu Tuấn, chuyên gia truyền thông mạng xã hội"Nhưng một ngày nọ, tên nhóm đã bị thay đổi. Nhiều bài đăng là những thủ thỉ, tâm tình của cả vạn thành viên đã không còn. Thay vào đó là những bài viết quảng cáo…đồ chơi tình dục. Có vẻ như nhóm đã được "cha đẻ" bán cho một đơn vị kinh doanh, cung cấp mặt hàng nhạy cảm", Thanh nhớ lại.
Bàn về những câu chuyện trên, chuyên gia truyền thông mạng xã hội Nguyễn Hữu Tuấn, giảng viên tại một trường đại học ở Q.Phú Nhuận, TP.HCM, nhận định: "Sở dĩ có chuyện "lúc trước tên này, hiện nay tên nọ" là do quản trị viên bán nhóm để nhận lại những lợi ích thương mại".
"Việc tham gia vào các nhóm là nhu cầu bình thường của bất kỳ thành viên nào trên Facebook. Khi có một mong muốn nào đó, thành viên sẽ tìm các nhóm phù hợp để tham gia. Tuy nhiên, có một điều mà không phải người dùng mạng xã hội nào cũng có thể nhận ra là khi tham gia vào các nhóm Facebook, có thể bị người khác trục lợi", ông Tuấn chia sẻ và chỉ ra: "Mọi người hào hứng làm thành viên của các nhóm, đăng bài, rủ bạn bè tham gia. Từ đó giúp số lượng thành viên của nhóm tăng dần theo thời gian. Nhưng có thể vào một ngày, nhóm A sẽ có tên khác bởi đã bị… sang tên đổi chủ".
NHÓM CÀNG ĐÔNG, LỢI ÍCH CỦA QUẢN TRỊ VIÊN CÀNG LỚN
Ông Tuấn cho rằng không thể thống kê có bao nhiêu nhóm trên Facebook, bởi các nhóm được lập ra liên tục và thường xuyên. Kể từ khi Facebook xuất hiện cũng là lúc hình thành một nghề có tên "xây dựng cộng đồng" (tức lập nhóm trên mạng xã hội - PV).
"Những nhóm trên Facebook không phải vô tình, ngẫu nhiên mà có. Hầu hết đều được tạo ra với nhiều mục đích khác nhau nhằm đem lại những giá trị cho quản trị viên. Trong đó, giá trị lớn nhất có lẽ là tiền", ông Tuấn nói.
"Khi tham gia nhóm trên Facebook, các thành viên vô tư, cứ ngỡ bản thân được thụ hưởng nhiều điều mà cộng đồng ấy mang lại, như: đọc các bài viết bổ ích, xem những chia sẻ thú vị… Không thể phủ nhận những điều ấy. Nhưng khi gia nhập nhóm, đồng nghĩa với việc sẽ giúp cộng đồng ngày càng phát triển. Số lượng thành viên càng nhiều càng cho thấy nhóm có sự tăng trưởng. Và hiển nhiên, quản trị viên đã sở hữu một cộng đồng người dùng", ông Tuấn cho biết.
Chuyên gia này phân tích thêm: "Sở dĩ nói nhiều người sẽ bị trục lợi, là khi nhóm bị quản trị viên đem bán, tức "sang tên đổi chủ", "thay tên đổi họ". Khi đấy, các bài viết bổ ích từng đọc được sẽ bị xóa. Thay vào đó, nhóm sẽ đăng những nội dung không đúng như nhu cầu được tiếp nhận. Nghĩa là những giá trị từng mong muốn thụ hưởng sẽ không còn".
Để chỉ ra việc nhiều người không hề biết mình đang bị trục lợi trên Facebook, ông Tuấn dẫn chứng: "Trên nhiều fanpage có lượng thành viên khoảng từ vài trăm ngàn người trở lên thường liên tục đăng bài giới thiệu sản phẩm. Từ đây cho thấy chính nhờ nhóm đông đúc thành viên nên những quản trị viên có thể thu lợi nhuận từ quảng cáo".
Cùng quan điểm, Nguyễn Minh Vương (30 tuổi), chuyên gia lĩnh vực marketing, làm việc tại Công ty TNHH truyền thông Skill Media (TP.Thủ Đức, TP.HCM), cho rằng việc quá thoải mái tham gia vào các nhóm trên Facebook có thể vô tình bị người khác trục lợi. "Không phải ai làm nghề xây dựng cộng đồng cũng có thể thành công. Tuy nhiên, nhiều người kiếm bộn tiền nhờ công việc này. Sở hữu một nhóm với lượng thành viên khổng lồ đồng nghĩa với việc có nhiều cơ hội mang lại thu nhập khủng cho người sáng lập", anh Vương cho biết.
Theo anh Vương, cơ hội kiếm tiền của các quản trị viên có thể kể như nhận đăng bài quảng cáo cho các nhãn hàng, doanh nghiệp. Trường hợp quản trị viên có kinh doanh sẽ dễ dàng đăng các sản phẩm vào trong nhóm để thu hút khách, bán hàng.
"Bên cạnh đó, một cộng đồng có số lượng thành viên lên đến hàng triệu người thì có giá trị thương mại lớn. Nếu quản trị viên bán nhóm sẽ kiếm được rất nhiều tiền. Nghĩa là nếu nhiều người bị trục lợi (tức đông đảo thành viên tham gia vào nhóm - PV) sẽ tỷ lệ thuận với lợi ích của quản trị viên. Theo đó, người làm nghề xây dựng cộng đồng càng có lợi".
Thạc sĩ Huỳnh Thanh Hậu (31 tuổi), chuyên gia truyền thông mạng xã hội, giảng viên Trường ĐH Văn Lang (TP.HCM),cũng đồng tình với ý kiến nhiều người không hề biết đang bị trục lợi khi tham gia các nhóm trên Facebook.
Anh Hậu kể: "Từ những nội dung trong bài viết của các thành viên ở những nhóm cho thuê phòng trọ, nhiều đơn vị kinh doanh bất động sản đã sao chép để đăng tải trên website công ty. Rất nhiều trường hợp như thế. Đây là phương thức "ăn cắp" nhằm làm phong phú, đa dạng nguồn thông tin cho website của các công ty không có đạo đức kinh doanh".(còn tiếp)